Ngày đăng 02/03/2022 | 03:26 AM

Đô thị hóa Việt nam trước những thách thức mới

Lượt xem: 623  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Đô thị hóa Việt nam trước những thách thức mới

 

Đô thị hóa Việt nam trước những thách thức mới

                                                                                                                      Nguyên Hương

Đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm thay đổi sự phân bố dân cư, lao động. Nhưng trong quá trình này cũng gặp phải nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, vì vậy vấn đề đặt ra là phải có giải pháp phát triển bền vững nhằm thích ứng với những thay đổi mới giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu tham dự tại Hội thảo

Hội thảo "Đô thị hóa của Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh là chủ đề hội thảo trực tuyến do Bộ Xây dựng, Diễn đàn Đô thị Việt Nam, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, Hiệp hội Các Đô thị Việt Nam phối hợp tổ chức vào Ngày đô thị Việt Nam, 8/11/2021. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia phát triển đô thị đến các tổ chức quốc tế như Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Văn phòng Hợp tác Thuỵ Sỹ tại Việt Nam (SECO); đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương chịu nhiều tác động của đại dịch COVID- 19, thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH)…

Tại hội thảo, các nhà quản lý, đại diện hiệp hội, các chuyên gia đã thảo luận nhiều vấn đề trọng tâm như: Nhận diện và các giải pháp ứng phó đối với những thách thức của biến đổi khí hậu và đại dịch trong quá trình phát triển đô thị; những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế và đô thị Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19; các giải pháp tái thiết đô thị, phòng, chống dịch bệnh, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa; tăng cường khả năng thích ứng đô thị khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL)…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng:

Hệ thống đô thị Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng phát biểu tại Hội thảo

Trong gần 35 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ đô thị hoá tăng nhanh, đến nay đã đạt khoảng 40%, với 870 đô thị phân bố tương đối đều trên cả nước. Đô thị hóa đã từng bước gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong những nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất và phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước.

Khu vực đô thị không chỉ tạo ra tăng trưởng GDP mà còn góp phần  tích cực vào chuyển dịch mô hình tăng trưởng trong dài hạn; đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo và y tế; từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh những kết quả tích cực, phát triển đô thị tại Việt Nam còn một hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đồng bộ và quá tải.Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng; việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng chưa hiệu quả, gây phát thải lớn. Hơn nữa, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Đây là những thách thức lớn, đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiện nay.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác quy  hoạch và phát triển đô thị. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, triển khai  nhiều đề án, chương trình cho giai đoạn 2021-2030 như: Kế hoạch phát triển  đô thị thông minh bền vững (Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018); 

Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết  định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021); Kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc(Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021). Sắp tới, sẽ có chỉ đạo ở cấp cao  nhất, đó là Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Đô thị hóa, phát triển đô thị và  phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.  Từ nghị quyết này, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng những chính sách phát triển đô thị, tái thiết đô thị và dành nguồn lực xứng đáng cho công tác này. 

Để phát triển hệ thống đô thị theo hướng nâng cao chất lượng, góp  phần thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP 26,  cần xây dựng một mô hình phát triển đô thị phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững. Theo đó, dịp kỷ niệm Ngày Đô thị hôm nay chắc chắn sẽ là cơ hội để chúng ta cùng trao đổi, chia sẻ kinh  nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, góp  phần hiện thực hóa các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Namtrong giai đoạn 2021-2030. 

 Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính:

Cần phải giải bài toán cân bằng nhu cầu sử dụng đất đai

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính

 Trong các đợt dịch bùng phát vừa qua, việc trưng dụng những dự án nhà tái định cư, các trường học, sân vận động, khu liên hợp thể thao…để làm nơi cách ly, lập bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 và cùng với việc phải đối mặt với những tác động ngày càng tồi tệ của BĐKH, cho thấy cần phải giải bài toán cân bằng nhu cầu sử dụng đất đai. Phải có không gian dự trữ, được sử dụng linh hoạt trong trường hợp xảy ra các rủi ro thiên tai, dịch bệnh với quy mô lớn. Đây là điều các nhà quy hoạch cần phải quan tâm trong quá trình lập quy hoạch và phát triển đô thị.

Để tăng sức đề kháng cho hệ thống đô thị, các đô thị nhỏ, phi tập trung, mật độdân cư thấp cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển theo hướng vănminh, hiện đại. Các tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế các khu dân cư đô thị cần phảitínhyêu cầu về hệ số sử dụng đất, bao gồm tỷ lệ diện tích sàn (FAR), mật độ xây dựng và tỷlệ không gian xanh - để đảm bảo có đủ không gian xanh, không gian giải trí cho ngườidân và không gian sơ tán trong trường hợp khẩn cấp. Đối với các thành phố lớn như HàNội và TP Hồ Chí Minh, cần nhanh chóng thúc đẩy các khu đô thị vệ tinh, nơi có điềukiện phát triển mới theo hướng xanh hơn, bền vững hơn, mang lại nhiều giá trị sống tốthơn cho con người và tạo cơ hội giãn dân ra khỏi khu vực nội đô.

Khung hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến khích quốcgia thành viên cần lồng ghép các giải pháp, hoạt động về sức khỏe đô thị trong các kếhoạch phát triển bền vững để cải thiện đô thị, đồng thời nêu rõ, hạ tầng đô thị đượctăng cường sẽ làm tăng khả năng thích ứng tại các đô thị, làm thay đổi hậu quả của thiêntai và những trường hợp khẩn cấp như đại dịch…. Khi đó, các chỉ tiêu quy hoạch như mậtđộ dân số, nhà ở, môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe,nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế,  đặc biệt là những công nghệ trong tương laiphải được áp dụng, nhằm sớm phát hiện những vấn đề tiềm ẩn, để từ đó có phản ứngnhanh đối với những dịch bệnh có nguy cơ dễ bị biến thể do tác động của biến đổi khíhậu v.v…

Cần xây dựng một mô hình phát triển đô thị phù hợp với điều kiện Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu về “giãn cách xã hội” của Chính phủ, các mô hình đô thị mớikhông chỉ đơn thuần là việc sắp xếp, tổ chức lại các không gian đô thị, tạo thêm khônggian cho cây xanh và không gian dành cho cộng đồng mà còn cần phải có sự thay đổi vềvai trò của chính quyền đô thị, kinh tế đô thị, thói quen đi lại, sử dụng phương tiện giaothông…tạo thành mối liên kết mạnh mẽ giữa các địa phương, cùng nhau giảm thiểu tácđộng môi trường, hỗ trợ nhau khi có thiên tai, dịch bệnh hoặc thảm họa toàn cầu.

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), in 3D, côngnghệ mô phỏng, dữ liệu lớn và thực tế ảo… đang đặt ra cho những nhà quy hoạch và cáckiến trúc sư, kỹ sư phải có sự thay đổi trong xây dựng ý tưởng và lựa chọn giải pháp phùhợp. Việc làm chủ, vận dụng linh hoạt, hợp lý các công cụ, công nghệ sẽ giúp dự báo, môphỏng những kịch bản ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, trên cơ sở các dữ liệu về đô thị nhưvị trí công trình trong không gian đô thị, số tầng cao, mật độ xây dựng, khoảng cách cáccông trình xây dựng, tình trạng sử dụng các công trình…thuận lợi cho việc kiểm soát vàphòng, chống, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây thiệt hại. Phát triển đô thị, nhất là đô thị thông minh cũng là cách để điều chỉnh cách tiếp cậnlinh hoạt, tương thích và tăng khả năng chống chịu với thiên tai, dịch bệnh. Việc lồngghép thông minh các giá trị của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cấu trúc đôthị, phù hợp xu thế phát triển.

TS Tim McGrath (đến từ Dự án Thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL, do GIZ-SECO tài trợ)

Các thách thức trong phát triển đô thị của các địa phương vùng ĐBSCL

Để tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH đô thị ĐBSCL, dự án đang hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu; Đề xuất áp dụng mô hình thành phố bọt biển; Xây dựng giá dịch vụ thoát nước và lộ trình thực hiện, hướng đến thu hồi chi phí; Xây dựng định hướng thoát nước và xử lý nước thải tại ĐBSCL theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Áp dụng mô hình thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững và nghiên cứu khả thi công trình hạ tầng chống ngập úng…

Tại hội thảo, đại biểu của các địa phương, các chuyên gia phát triển đô thị trong và ngoài nước cũng đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, các bài học thực tiễn, nhận diện một cách toàn diện hơn về các thách thức mới đối với đô thị từ BĐKH, thiên tai dịch bệnh và đóng góp ý kiến nhằm xây dựng, cải tạo, tái thiết đô thị Việt Nam với giải pháp đủ mạnh để chống chịu với các tác động của BĐKH, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID- 19...

Thành phố Hồ Chí Minh - phát triển đô thị
bền vững hậu covid 19

Trong quá trình thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, Thành
phố Hồ Chí Minh đã nhận ra một số mặt hạn chế trong việc quy hoạch đô thị,
quản lý quy hoạch đô thị cần được khắc phục, điều chỉnh nhằm đảm bảo phòng
chống dịch bệnh, phục hồi phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, phát triển đô thị
bền vững hậu covid 19. Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cần có giải pháp đối phó với những cú sốc tiếp theo có thể xảy ra, tạo lập khả năng ứng phó kịp thời để có thể sớm phục hồi và thiết lập các trạng thái bình thường mới, …

Hiện nay, thành phố đang triển khai lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy
hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Những yêu cầu trọng tâm đối với điềuchỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh là rà soát tổng thể về nội dungquy hoạch chung đã được phê duyệt; dự báo các nhu cầu phát triển trong giaiđoạn mới, trong bối cảnh phát triển của khu vực, các cơ hội phát triển mới, đảmbảo phù hợp với thực tiễn phát triển, hài hòa với yêu cầu chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội vùng và quốc gia.

Phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cần có giải pháp tạo lập khả năng ứng phó kịp thời

Phát triển và hoàn thiện quy hoạch không gian đô thị, hướng tới sự phát
triển bền vững cần bổ sung yêu cầu nghiên cứu về khả năng chống chịu và thích
ứng trước biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh vào yêu cầu đối
với điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang triển khai
lập. Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, có phân kỳ hợp lý, gắn với
nguồn lực thực hiện; thể hiện được phạm vi về không gian - đất đai; lựa chọn
những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết (về liên kết vùng, phân bố dân cư, nhà ở,
chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên…), cải
thiện thực trạng và đẩy mạnh phát triển đô thị, kinh tế - xã hội thành phố.

Từ dịch bệnh Covid, cần rút ra những bài học từ thực tiễn về chỉnh trang
các khu đô thị hiện hữu với hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành
phố, về quy hoạch và xây dựng các khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, cho
công nhân lao động trong các khu công nghiệp và khu chế xuất; về huy động
nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới các công trình y tế rộng khắp và có
chất lượng cao; về quy hoạch mạng lưới giao thông và hệ thống các cơ sở
logistic gắn kết chặt chẽ với mạng lưới cung ứng hàng hóa thiết yếu của các địa
phương lân cận.

Các giải pháp cụ thể như: Bố trí các khu dân cư xây dựng mới đáp ứng nhu cầu ở của người dân Thành phố và lao động nhập cư. Quy hoạch, định hướng hệ thống giao thông, chuỗi công trình công cộng– dịch vụ trong đô thị thích ứng trong giai đoạn bình thường mới.Chỉnh trang đô thị, các khu nhà ở hiện hữu, Giải pháp quy hoạch đất nông nghiệp và khai thác hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Có chính sách thảo gỡ về thủ tục đầu tư để thu hút các nhà đầu tư thực hiện viêc đầu tư xây dựng các dự án nhà ỡ xã hội, nhà phục vụ lưu trú công
nhân mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đáp ứng điều kiện ở và phòng
chống dịch covid-19 trong tình hình mới.

 Phát triển đô thị thành phố Cần Thơ:Xây dựng khả năng thích ứng trước các tác động

Cùng với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, thời gian qua, thành phố Cần Thơ cũng không tránh khỏi sự tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai như: Hạn hán, xâm nhập mặn, giông lốc, sạt lởbờ sông, sụt lún đất, ngập lụt do triều cường tại các khu vực trungtâm của đô thị,… những tác động này ngày càng thể hiện rõ nét vàảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và đời sống của
người dân.

TP Cần Thơ xây dựng các kịch bản để triển khai thực hiện hiệu quả giải pháp phát triển đô thị thích ứng với BĐKH và Covid 19

Đứng trước các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh đến sự phát triển đô thị và để xây dựng Cần Thơ trở thành đô
thị hạt nhân, là trung tâm của vùng ĐBSCL và là một trong 6 đô
thị trọng điểm thực hiện Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng
phó với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa
đạt 76% và đến năm 2030 đạt 80% theo Nghị quyết số 59/NQ-TW
của Bộ Chính trị. Thành phố Cần Thơ đã và đang tập trung triển
khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, cũng như là thích ứng
trước các tác động:

Một là, quan tâm, chú trọng thực hiện từ khâu quy hoạch cho
đến dành nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo sự
phát triển ổn định cho thành phố và tạo sự kết nối giữa các tỉnh,
thành trong vùng.

Hai là, thành phố đã và đang tranh thủ các nguồn vốn để đầu
tư các công trình trọng điểm ứng phó, thích ứng biến đổ khí hậu
như: Dự án kè sông Cần Thơ thích ứng biến đổi khí hậu sử dụng
vốn ODA của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD); dự án dự án nâng
cấp đô thị và dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường
thích ứng của đô thị do Ngân hàng thế giới tài trợ; các dự án kè
chống sạt lở các tuyến sông trọng điểm và các dự án về môi trường;…

Ba là, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển
từng ngành, lĩnh vực, trong đó lồng ghép triển khai các giải pháp
ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bốn là, chủ động thực hiện liên kết, hợp tác với các tỉnh,
thành trong vùng để thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó,
thích ứng biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ;
cũng như thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
COVID-19.

Năm là, xây dựng các kịch bản để triển khai thực hiện hiệu
quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị thích
ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19.

Sáu là, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý điều hành của chính quyền địa phương, cũng như tăng tính
tiếp cận, tham gia của doanh nghiệp, người dân vào hoạt động của
thành phố.

 

Giải pháp thoát nước và chống ngập đô thị Long Xuyên thích ứng với biến đổi khí hậu

Long Xuyên là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh An Giang. Do đặc thù địa lý của các đô thị ven sông Cửu Long, Long Xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ sông và gần đây, thời tiết bất thường bị trầm trọng thêm bởi biến đổi khí hậu đã gây ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở nghiêm trọng dọc theo các con sông và kênh rạch.Tỉnh đã và đang thực hiện các nhóm giải pháp xây dựng nhóm giải pháp phi công trình, điển hình như:

Giải pháp thoát nước tự nhiên

Các biện pháp chống ngập được đề xuất thực hiện cho từng lưu vực, chủ yếu là nạo vét hệ thống cống hiện trạng (2) sửa chữa các tuyến cống bị hư hỏng (3) hay thế cáctuyến cống hiện trạng không đảm bảo năng lực thoát nước (4) nâng cao độ nền đến caođộ quy hoạch (5) xây dựng hệ thống cống mới hoàn chỉnh (6) đảm bảo việc kết nối giữacống cũ và cống mới (nếu cần) (7) tăng số lượng cửa xả để đảm bảo thoát nước nhanh nhất.

Cần đến một biện pháp thoát nước cưỡng bức cho thành phố Long Xuyên

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các tuyến đường trong thành phố Long Xuyên mớiđược nâng cao độ và cải tạo chỉnh trang, nên các tuyến hiện trạng được ưu tiên giữ đườngkính cống cũ, hạn chế thay thế cống dẫn đến đào xới mặt đường vừa hoàn thành. Cũng vìđặc điểm của vùng sông nước nên một số tuyến đường chấp nhận ngập tối đa 30cm trongthời gian ngắn (theo triều) vẫn đảm bảo lưu thông của các phương tiện giao thông.

Giải pháp thay thế khi thật sự cần thiết

Cần đến một biện pháp thoát nước cưỡng bức cho thành phố Long Xuyên,
để thay thế cho biện pháp nâng nền đảm bảo thoát nước tự nhiên như hiện nay. Biện phápthoát nước cưỡng bức đòi hỏi phải xây dựng các trạm bơm, hệ thống đê kè và van ngăntriều để ngăn lũ tràn vào các lưu vực của thành phố. Tuy nhiên, sụt lún hiện nay chưa cócông bố chính thức và yêu cầu đưa vào các quy hoạch có liên quan do đó thoát nướccưỡng bức được xem xét là một giải pháp thay thế khi thật sự cần thiết.

Box: Ngày 8/11 hàng năm là “Ngày đô thị thế giới”, nhiều hoạt động được tổ chức để nhấn mạnh vai trò các thành phố trong phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu. Từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 8/11 hàng năm là “Ngày đô thị Việt Nam” nhằm tôn vinh các đô thị và nhấn mạnh vai trò trung tâm tạo động lực tăng trưởng kinh tế của các đô thị. Hội thảo là cơ hội để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, góp phần hiện thực hóa các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030. 

 

Admin
Lượt xem: 623  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...