Ngày đăng 29/07/2022 | 09:28 AM

Kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành xây dựng theo đề án 1659

Lượt xem: 503  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành xây dựng theo đề án 1659 Vũ Thị Thanh Hương* * Viện trưởng viện HTQT – Học viện AMC 1. Mở đầu Triển khai thực hiện Quyết định số 1332/QĐ-BXD ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” (Gọi tắt là Đề án 1659). Đề án đã đặt mục tiêu chung là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên

Kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức ngành xây dựng theo đề án 1659

                                                                                               

Vũ Thị Thanh Hương*

* Viện trưởng viện HTQT – Học viện AMC

1. Mở đầu

Triển khai thực hiện Quyết định số 1332/QĐ-BXD ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” (Gọi tắt là Đề án 1659). Đề án đã đặt mục tiêu chung là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ của Đề án là kiểm tra, đánh giá năng lực trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức theo tiếp cận chuẩn quốc tế. Để đáp ứng được mục tiêu đề ra, việc kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh chính xác và hiệu quả rất cần thiết. Do vậy, bài viết này nhằm giới thiệu một số yêu cầu về đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và một số trang web kiểm tra trình độ tiếng Anh hiệu quả được nhiều người sử dụng.

Nâng cao năng lực Tiếng Anh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

2. Yêu cầu về đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Theo yêu cầu của Đề án 1659 và kết quả điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng, năng lực, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Bộ Xây dựng thực hiện năm 2021, phần lớn học viên đều có nhu cầu mong muốn đạt được trình độ bậc 3 (B1) và bậc 4 (B2). Trong phạm vi của bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào yêu cầu đánh giá năng lực trình độ B1 và B2.

Căn cứ vào Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 về việc ban hành Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam của Bộ giáo dục và Đào tạo, yêu cầu về năng lực trình độ B1, B2 như sau:

Đối với trình độ B1

Học viên có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

Đối với trình độ B2

Học viên có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau.

3. Yêu cầu đánh giá trình độ B1, B2 theo 4 kỹ năng

 

Kỹ năng nghe

Kỹ năng nói

Kỹ năng đọc

Kỹ năng viết

Bậc 3

( B1)

- Có thể hiểu được những thông tin đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới cuộc sống và công việc thường ngày.

- Có thể xác định được ý chính trong các bài nói được trình bày rõ ràng về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công việc hay trường học, kể cả các câu chuyện khi được diễn đạt rõ ràng bằng phương ngữ chuẩn phổ biến.

 

- Có thể giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, học tập và việc làm của mình. Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn đề nảy sinh. Có thể trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, v.v...

- Có thể tham gia đàm thoại về các chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị, thể hiện quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về các chủ đề quen thuộc liên quan đến sở thích cá nhân, học tập, công việc hoặc cuộc sống hằng ngày.

 

- Có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình.

- Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn.

- Có thể hiểu các đoạn mô tả sự kiện, cảm xúc và lời chúc trong các thư từ cá nhân đủ để đáp lại cho người viết.

- Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể.

 

- Có thể viết bài đơn giản, liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc.

- Có thể viết những bài luận đơn giản, ngắn gọn về các chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân.

- Có thể tóm tắt báo cáo và trình bày ý kiến về những thông tin thực tế mà người viết tích luỹ được về những vấn đề quen thuộc có thể xảy ra hằng ngày.

- Có thể viết những báo cáo rất ngắn gọn với định dạng chuẩn, cung cấp những thông tin thực tế và nêu lý do cho những kiến nghị đưa ra trong báo cáo.

Bậc 4

(B2)

- Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn.

- Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.

 

- Có thể giao tiếp độc lập về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ trôi chảy, chính xác.

- Có thể trình bày về ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng lập luận chặt chẽ và phù hợp.

 

- Có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc. Có một lượng lớn từ vựng chủ động phục vụ quá trình đọc nhưng có thể vẫn còn gặp khó khăn với các thành ngữ ít xuất hiện.

- Có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được các thông tin hữu ích.

- Có thể nhanh chóng xác định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ đề chuyên môn để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không.

 

- Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng về nhiều chủ đề quan tâm khác nhau, đưa ra những thông tin và lập luận từ một số nguồn khác nhau.

- Có thể viết bài luận hoặc báo cáo, phát triển các lập luận một cách hệ thống, nêu được những ý chính và có minh họa phù hợp.

- Có thể đánh giá các ý kiến khác nhau và giải pháp cho một vấn đề.

- Có thể viết một bài luận hoặc báo cáo phát triển lập luận, nêu lý do tán thành hay phản đối quan điểm nào đó và giải thích những ưu, nhược điểm của các giải pháp khác nhau.

- Có thể tổng hợp thông tin và lập luận từ nhiều nguồn.

 

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá trên, giảng viên xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và các đề thi để kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014 về việc Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với các cấp độ: Bậc 1 (A1), Bậc 2 (A2), Bậc 3 (B1) và bậc 4 (B2). Mục tiêu của chương trình này nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ của học viên, đáp ứng các nhu cầu giao tiếp trong đời sống. Từng cấp độ của chương trình được thiết kế tương ứng với các chuẩn theo thang CEFR và TOEIC/ TOEFL/ IELTS để bảo đảm việc chuyển đổi chương trình thuận tiện nhất cho học viên tại mọi thời điểm.

Giảng viên cần tham khảo định dạng đề thi đánh giá NLNN Bậc 3,4,5 (B1, B2, C1): Thí sinh có 172 phút làm bài. Bài thi tính điểm trên thang điểm 10, làm tròn đến 0.5 điểm. Tổng điểm của 4 kỹ năng dùng để xác định bậc năng lực.

Phần thi Nghe (40 phút): Nghe 3 bài hội thoại, bài nói ngắn, thông báo… trả lời 35 câu hỏi trắc nghiệm.

Phần thi Đọc (60 phút): Đọc 4 bài đọc khoảng 1900-2050 từ, trả lời 40 câu trắc nghiệm.

Phần thi Viết (60 phút): Phần 1 viết thư, email khoảng 120 từ. Phần 2 viết luận 250 với chủ đề cho sẵn.

Phần thi Nói (12 phút): Phần 1 trả lời 3-6 câu hỏi về 2 chủ đề khác nhau. Phần 2 thảo luận giải pháp. Phần 3 nói về chủ đề cho sẵn và trả lời câu hỏi.

Mục tiêu của chương trình đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ của học viên,

 đáp ứng các nhu cầu giao tiếp trong đời sống

4. Một số trang web kiểm tra trình độ tiếng Anh hiệu quả nên tham khảo

4.1. Cambridge English: Website kiểm tra trình độ Tiếng Anh online

Cambridge English là trang web kiểm tra trình độ Tiếng Anh sẽ cung cấp cho người sử dụng một bài kiểm tra nhanh trực tuyến, giúp học viên đánh giá được khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, trang web còn là phương pháp tiếp cận độc đáo trong việc giảng dạy, học tập và đánh giá tiếng Anh. Phương pháp này kết hợp các kinh nghiệm và chuyên môn của các chuyên gia đánh giá quốc tế nên rất có uy tín và được nhiều người sử dụng với các ưu điểm như: Giao diện website dễ dàng thao tác với các chuyên mục được tách bạch rõ ràng; Đa dạng về ngôn ngữ để người dung có thể theo dõi trang web tốt hơn; Đánh giá trình độ tiếng Anh theo từng cấp độ; Cung cấp các kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Anh cho cả giáo viên và học viên

4. 2. EF SET: Trang web kiểm tra trình độ Tiếng Anh trực tuyến

Đây là trang web cung cấp các bài thi kiểm tra trình độ Anh ngữ không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn tiết kiệm, dễ sử dụng và luôn có thể truy cập bất cứ lúc nào. Tại EF SET, học viên có thể tham gia làm các bài kiểm tra tiếng Anh được chuẩn hóa và chấm điểm khách quan ở mọi trình độ từ cơ bản đến nâng cao.

Ưu điểm

Giao diện website dễ dàng thao tác với các chuyên mục được tách bạch rõ ràng. 

Cung cấp cho người học toàn diện hơn về trình độ vì phù hợp hơn với các thang trình độ của Khung Tham chiếu Châu Âu (CEFR) từ Sơ cấp (A1) đến Thành thạo (C2).

Công cụ hỗ trợ ngôn ngữ: Đa dạng về ngôn ngữ để người dùng có thể theo dõi website tốt hơn.

Nhược điểm

Trang web chỉ cung cấp đánh giá trình độ tiếng Anh thông qua kỹ năng đọc và nghe mà chưa có kỹ năng viết và nói.

4.3. British Council: Trang web kiểm tra trình độ Tiếng Anh online của Hội đồng Anh

British Council là trang web về bài kiểm tra trình độ trực tuyến, cung cấp cho học viên các bài kiểm tra đánh giá năng lực về trình độ thông thạo tiếng Anh của người dùng.

Ưu điểm:

Giao diện website dễ dàng thao tác với các chuyên mục được tách bạch rõ ràng.

Các bài kiểm tra đánh giá đầy đủ các kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết theo các mức độ từ cấp độ 1 đến cấp độ 9.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, học viên sẽ theo học chương trình phù hơp để nâng cao năng lực ngôn ngữ của mình.

Nhược điểm:

Giao diện ngôn ngữ tiếng Anh nên sẽ có hạn chế với người dùng có trình độ tiếng Anh mới bắt đầu.

4. 4. voca.vn: Website kiểm tra trình độ Tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu

EPT (English Proficiency Test) là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế được VOCA phát triển nhằm giúp cho mỗi người học có thể xác định và đánh giá chính xác khả năng tiếng Anh của bản thân, định hướng và xây dựng lộ trình học tập hiệu quả.

Ưu điểm

Giao diện website rõ ràng và dễ dàng thao tác.

Bố cục và hình ảnh được sử dụng sinh động giúp người dùng không cảm thấy nhàm chán.

Website còn đưa ra quy trình để việc tham giam gia làm bài đánh giá được hiệu quả và không xảy ra rắc rối trong quá trình thực hiện bài kiểm tra.

Phần đánh giá đưa ra rất chi tiết theo từng cấp độ khác nhau.

Nhược điểm

Yêu cầu cao đối với các thiết bị kiểm tra

Một số trang web, phần mềm kiểm tra trình độ tiếng Anh hiệu quả

Kết luận

Để giúp cho việc đánh giá năng lực tiếng Anh một cách hiệu quả và chính xác, bài viết trên đưa ra một số tiêu chí về đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và gợi ý một số trang web kiểm tra trình độ tiếng Anh hiệu quả được nhiều người sử dụng. Thông qua việc kiểm tra đánh giá, từng học viên sẽ có lộ trình học cụ thể cho bản thân để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra trước đòi hỏi ngày càng cao theo yêu cầu về vị trí việc làm và các tiêu chuẩn khác.

Tài liệu tham khảo:

1. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020".

2. Quyết định 1332/QĐ-BXD ngày 13/10/2020 của Bộ xây dựng về việc Ban hành kế hoạch của Bộ Xây dựng thực hiện Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án“Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”;

3. Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án“Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”;

4. Quyết định số 826/QĐ-BXD ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng.

5. Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.

6. Thông tư số 05/2017/TT-BNV, Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức

7. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014 về việc Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

 

 

                                                 

 

 

 

Admin
Lượt xem: 503  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...