Ngày đăng 17/11/2022 | 03:28 PM

Đô thị thông minh - Động lực quan trọng thúc đẩy Việt Nam phát triển toàn diện

Lượt xem: 1242  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Đô thị thông minh - Động lực quan trọng thúc đẩy Việt Nam phát triển toàn diện

ĐÔ THỊ THỒNG MINH – ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG THÚC ĐẨY VIỆT NAM PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

 

TS. KTS Lưu Đức Minh *

*Phó Giám đốc Học viện Cán bộ QL xây dựng và đô thị 

 

Phát triển đô thị thông minh là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Đồng thời, xây dựng phát triển đô thị thông minh cũng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

1.    Bối cảnh chung và những mục tiêu căn bản

Cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, nhiều nước trên thế giới đã thành công khi xây dựng mô hình đô thị thông minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cường quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc cách mạng lần thứ 4 đã thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu và xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; Năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm.

Phát triển đô thị thông minh là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; Thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung...

Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mục tiêu tổng quát đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới… Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

Theo đó, tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, năm 2030 đạt trên 50%. Đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%... Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

2.    Quan điểm và nguyên tắc phát triển đô thị thông minh

Phát triển đô thị thông minh phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội… Đồng thời là một nội dung quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sử dụng phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và những phương tiện khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và nguồn lực phát triển, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó, để hiện thực hóa được nội dung trên phải lấy người dân làm trung tâm, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các mục tiêu phát triển bền vững, dựa trên thành tựu khoa học công nghệ với nhiều nền tảng, đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ, phi công nghệ.

Trong quá trình triển khai thực hiện cần phải đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng ICT hiện có dựa trên khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của đô thị thông minh cũng như giữa những đô thị thông minh; sử dụng chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.

Ngoài ra, muốn tổ chức thực hiện phát triển đô thị thông minh bền vững cần khuyến khích sự tham gia đầu tư từ nguồn xã hội hóa trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí và rủi ro, hài hòa lợi ích của các bên liên quan, khuyến khích sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nước. Tổ chức thực hiện thí điểm điển hình, đảm bảo hiệu quả đầu tư ngắn và dài hạn, không phát triển tự phát, tràn lan, theo phong trào.

Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý

3.    Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Nhiệm vụ và giải pháp quan trọng nhất hiện nay là hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị bền vững; Sớm xây khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gian ngầm đô thị; Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững, đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung...

Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ, nền tảng số trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị; Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững, đồng bộ về mạng lưới thông qua việc triển khai hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, nâng cấp đô thị; Xây dựng, phát triển các đô thị thông minh; Xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng đô thị hoá.

Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số đồng bộ tại các đô thị tương đương với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; tích hợp hệ thống đo lường, cảm biến, hệ thống dữ liệu, khai thác hiệu quả nền tảng và ứng dụng công nghệ số vào hạ tầng thiết yếu tại đô thị; thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận hành, quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn, trật tự đô thị; Xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh; Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính, đầu tư phát triển đô thị. Phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, thể thao... tại đô thị đặc biệt và đô thị lớn...

TS. Lưu Đức Minh phát biểu trong buổi làm việc tại Viện Kỹ thuật công trình và công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT)

4.    Định hướng triển khai theo Quyết định 950/QĐ-TTg

Quy hoạch đô thị thông minh phải được lập, thẩm định trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị được số hóa; hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu đa chỉ tiêu, công cụ dự báo, phần mềm hỗ trợ ra quyết định quy hoạch. Những nội dung quy hoạch, kế hoạch khác nhau được kết nối liên thông đồng bộ trong khi lập cũng như khi thực hiện quy hoạch.

Các quy định, quyết định điều hành quản trị đô thị tổng thể và từng ngành của cơ quan quản lý đô thị có hiệu lực, hiệu quả cao trên nền tảng thông tin đô thị sát thực hơn, cập nhật hơn và được liên thông đa ngành, hỗ trợ bởi công cụ phân tích dữ liệu, dự báo, phần mềm hỗ trợ ra quyết định quản lý. Ý kiến phản hồi, tham gia đối với công tác quy hoạch, quản lý đô thị có thể phản ánh bằng nhiều hình thức, được lưu trữ, tổng hợp theo quá trình.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị phải được quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành thông minh, kết nối với mạng quản trị đô thị, dịch vụ, tiện ích thông minh. Các tiện ích cho tổ chức, cá nhân và người dân do chính quyền cung cấp, được thực hiện một phần hoặc toàn bộ qua môi trường mạng.

Cơ sở dữ liệu đô thị đa chỉ tiêu được lập, thu thập, duy trì, cập nhật, quản lý đồng bộ, thống nhất theo Khung kiến trúc ICT. Đầu tư hạ tầng dữ liệu số đồng bộ, kết nối với hạ tầng kỹ thuật và công trình khác trong đô thị. Xây dựng đô thị thông minh trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS.

Quan điểm nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số thì người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Đồng thời, phải diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội. Nền tảng số được tích hợp sẵn các chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng.

Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực như: Thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, đô thị, ngân hàng số và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các hệ thống này.

 

5. Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng

Hiện nay, trên cả nước có 48/63 tỉnh/thành phố đang xây dựng đô thị thông minh, trong đó có 27 địa phương xây dựng đô thị thông minh toàn tỉnh và 14 địa phương xây dựng đô thị thông minh trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết các đô thị trên cả nước vẫn đang ở giai đoạn đầu thực hiện phát triển đô thị thông minh. Bên cạnh lợi thế là sự ủng hộ từ chính quyền Trung ương thì các đô thị còn đang lúng túng trong việc xác định mô hình đô thị thông minh phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương. Chính vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã thành công trong phát triển đô thị thông minh là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là học hỏi từ các nước Châu Á có một số đặc điểm tương đồng, trong đó đáng kể đến là Hàn Quốc. 

Ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 388/QĐ-BXD Phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thực hiện Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” (gọi tắt là Dự án VKC).

Đoàn cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng tham gia chương trình học tập, hội thảo trao đổi kinh nghiệm tại Hàn Quốc về đô thị thông minh theo dự án VKC

Dự án VKC nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh bền vững đến năm 2030 và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) – Hàn Quốc nói riêng. Dự án VKC được triển khai thực hiện sẽ góp phần đẩy nhanh công tác thực hiện Đề án 950 thông qua việc xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam và các hoạt động tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ về đô thị thông minh. 

Cụ thể Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thành lập trung tâm hợp tác
Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng” được chia thành 4 hợp phần với các nội dung như sau:

Hợp phần 1: Xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam

Hợp phần 2: Thí điểm lập quy hoạch tổng thể đô thị thông minh

Hợp phần 3: Thành lập Trung tâm VKC

Hợp phần 4: Tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh

Kết quả chủ yếu của Dự án

- Tài liệu hướng dẫn về Đô thị thông minh tại Việt Nam.

- Sản phẩm thí điểm quy hoạch tổng thể đô thị thông minh và Dữ liệu mô hình 3D của khu vực thí điểm.

- Thiết lập và vận hành Trung tâm VKC.

- Chương trình và tài liệu đào tạo, các khóa đào tạo thí điểm, các cuộc hội nghị/hội thảo, hoạt động truyền thông về phát triển đô thị thông minh được thực hiện tại cả Hàn Quốc và Việt Nam.

- Các hoạt động trao đổi và triển lãm công nghệ về đô thị thông minh.

Có thể nói, Dự án “Thành lập trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ hoàn thiện thể chế, pháp luật về phát triển đô thị thông minh đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan hoạch định chính sách, các cấp quản lý tại các địa phương. 

 

SMART CITY – AN IMPORTANT MOTOR FOR VIETNAM'S COMPREHENSIVE DEVELOPMENT

 

                                                        Dr. Architect Luu Duc Minh *

*Deputy Director of the Academy of Managers for Construction and Cities

Smart city development is one of the important driving forces to fulfil the goal of turning Vietnam into a modern, high-income industrialized country by 2045. Building and developing urban areas is also to promote national digital transformation and develop the digital economy on the basis of science - technology and innovation at the same time

1.    General context and basic goals

Along with the development and application of information and communication technology, many countries around the world have succeeded in building a smart city model that contributes to improve the quality of life, reform the quality of city government services, reduce energy consumption, and promote effective management of natural resources. The 4th industrial revolution has accelerated the process of renewing the growth model, restructured the economy in association with implementing strategic breakthroughs and modernizing the country. Along with those things are the strong digital economy development; fast and sustainable development based on science, technology, innovation and high-quality human resources; the improvement of life quality and welfare of the people, the strong guarantee of national defense and security, the protection of ecological environment.

The goal is that by 2025, Vietnam will maintain its ranking on the Global Innovation Index (GII) among the top three countries and build a digital infrastructure that reaches the advanced level of the ASEAN region; Broadband Internet covers 100% of communes. The digital economy accounts for about 20% of GDP; Labor productivity increased by an average of over 7%/year.

Digital transformation in Party, State, Fatherland Front and socio-political organizations has been basically completed; Vietnam is in the group of 4 leading countries in ASEAN in the ranking of e-Government according to the assessment of the United Nations. There are at least 3 smart cities in 3 key economic regions in the North, the South and the Central...

Smart city development is one of the important driving forces to fulfil the goal of turning Vietnam into a modern industrialized country

Resolution 52-NQ/TW of the Political Bureau is about a number of guidelines and policies to actively participate in the 4th Industrial Revolution, the overall goal is to accelerate the speed and improve the quality of urbanization, to develop urban areas sustainably in a network, to form a number of cities, a series of smart dynamic cities connecting with the region and the world… Modern, green and smart urban architecture is developed with rich identity, whereas typical cultural elements are preserved and promoted.

Accordingly, the urbanization rate will reach at least 45% by 2025 and over 50% by 2030. By 2025, fiber optic broadband network infrastructure will cover over 80% of households in urban areas, 4G, 5G mobile network services and smartphones will be popularized; the proportion of adult population in urban areas with electronic payment accounts is over 50%... By 2030, a number of national and regional urban centers will be formed that will meet the requirement in health, education and training, culture of urban level, which is equivalent to the average level of cities in the group of four leading ASEAN countries.

2. Perspectives and principles of smart city development

Smart city development must conform to the Party's guidelines, State laws, orientations, strategies, master plans, plans and programs for socio-economic development, etc. At the same time, it is an important content of the 4th Industrial Revolution, using information and communication technology (ICT) aids and other means to improve the efficiency of land use, energy and development resources, and to improve the quality of urban living environment, to stimulate growth and socio-economic development.

On that basis, in order to turn the above content into reality, citizens must be the central factor, making an important contribution to the implementation of the National Strategy on green growth and sustainable development goals, based on scientific and technological achievements with many platforms, ensuring network information safety, network security, protecting personal information, ensuring synchronization between technology and non-tech solutions.

During the implementation process, it is necessary to ensure the consistency and optimize the existing technical and ICT infrastructure based on the ICT reference framework for smart city development, technical regulations and standards techniques to ensure interoperability and synchronous operation of smart cities as well as between smart cities; using key performance indicators (KPIs) for smart cities.

In addition, in order to organize the implementation of sustainable smart city development, it is necessary to encourage investment participation from socialization sources on the principle of correct calculation, adequate calculation of costs and risks, and harmonization of the interests of the related parties, encourage the use of domestic products and services. Organizing typical pilot implementation, ensuring short-term and long-term investment efficiency, don’t develop spontaneously, rampantly, following the movement.

3.    Some key tasks and solutions

The most important tasks and solutions at present are perfecting institutions and policies to facilitate the process of urbanization, planning, construction, management and sustainable urban development; To soon build a legal framework for smart city development, management of urban technical infrastructure, urban underground space; The legal framework for smart city development, urban technical infrastructure management, urban underground space will soon be built. Urban planning should be improved to meet the requirements of construction and management of sustainable urban development. It is necessary to comprehensively innovate in methods, processes, content...

A nationwide data system on urban development planning must be built; it is necessary to widely apply geographic information system (GIS) and technology, digital foundation in urban development planning and management; It is important to focus on building and developing the national urban system in a sustainable and synchronous manner through the effective implementation of national projects and programs on urban development in Vietnam in response to change climate, prevention and control of natural disasters and epidemics; It is necessary to renovate, embellish, rebuild and upgrade urban areas; Smart cities need to be built and developed; New rural areas need to be built in accordance with the orientation of urbanization.

A nationwide data system on urban development planning must be built; it is necessary to widely apply geographic information system (GIS) and technology, digital foundation in urban development planning and management;

Promoting the development of housing, synchronous, modern, interconnected urban infrastructure system and climate change adaptation. Accelerating investment in synchronous digital infrastructure development in urban areas equivalent to developed countries in the region and the world; integratinhg measurement systems, sensors, data systems, effectively exploit digital platforms and applying digital technology to essential infrastructure in urban areas; promoting the smart management model in the operation, management and exploitation of urban technical infrastructure systems.

The urban government model needs to be built and perfected in order to improve the effectiveness an efficiency of management, the quality of urban life, and ensure security, social welfare, security, safety and urban-order; It is necessary to build e-government towards digital government in urban areas closely linked with smart city development; renovate financial mechanisms and policies, urban development investment; develop service economy, circular economy, sharing economy, night economy, tourism economy, sports... in special urban areas and big cities...

Building and perfecting the urban government model to improve management efficiency

 

4.    Implementation orientation according to Decision 950/QD-TTg

Smart urban planning must be formulated and appraised on the basis of a digitized urban database system; supported by multi-criteria data analysis tools, forecasting tools, planning decision support software. The contents of different plannings and plans are connected and synchronously connected while being made as well as when the plan is being implemented.

Regulations and administrative decisions of urban management in general and each branch of urban management agencies are effective and highly effective on the basis of more realistic, up-to-date and multi-linked urban information industry, supported by data analysis tools, forecasting, management decision support software. Feedback and participation in urban planning and management can be reflected in many forms, stored and aggregated in the process.

Urban technical infrastructure must be planned, invested in construction, intelligently managed and operated, connected to the urban management network, smart services and utilities. Utilities for organizations, individuals and people are provided by the government and are partially or fully implemented through the network environment.

A multi-criteria urban database is created, collected, maintained, updated, and managed synchronously and uniformly according to the ICT Architecture Framework. it is necessary to invest in synchronous digital data infrastructure, connecting with other technical infrastructure and works in urban areas. Smart cities need to be built on the basis of a GIS geographic information system.

From the viewpoint of tasks and solutions to create a foundation for digital transformation, the leader is directly responsible for digital transformation in the agency, organization, field or area he is in charge of. At the same time, it must happen naturally, opening new values, bringing clear benefits to society. The digital platform has been built-in safety and network security functions right from the time of design and construction.

It is necessary to identify a list of digital platforms that are likely to be deployed widely in a number of areas such as: e-commerce, agriculture, tourism, healthcare, education, transportation, construction construction, resources and environment, e-learning, digital content, accounting services, corporate finance, urban, digital banking. There should be policies to encourage Vietnamese digital technology enterprises to invest in developing these systems.

The VKC project was established with the aim of establishing a professional center to promote research and training in smart cities and advanced construction technology to contribute to the development of smart cities in Vietnam

5.    Establishment of Vietnam - Korea cooperation center on smart cities and construction technology

Currently, there are 48/63 provinces/cities building smart cities in the whole country, of which 27 localities are building smart cities in the whole province and 14 localities are building smart cities directly under the province. However, most cities across the country are still in the early stages of smart city development. Besides the support from the Central government as an advantage, the urban government is still confused in determining the smart city model that is suitable for the characteristics and conditions of each locality. Therefore, learning experiences from countries that have succeeded in developing smart cities is extremely important for Vietnam in the current context, especially learning from Asian countries with some similar characteristics, of which Korea is a suitable one.

On May 12, 2022, the Minister of Construction signed Decision No. 388/QD-BXD approving technical assistance documents using non-refundable ODA capital from the Korean Government to implement the Project "Establishment of Vietnam - Korea cooperation center on smart cities and construction technology” (herein after VKC Project).

The VKC project was established with the aim of establishing a professional center to promote research and training in smart cities and advanced construction technology to contribute to the development of smart cities in Vietnam, step by step, concretizing Vietnam's guidelines and policies in promoting sustainable smart city development to 2030 and strengthening the relationship between Vietnam and Korea in general, between the Vietnamese Ministry of Construction and the Korean Ministry of Lands, Korean Infrastructure and Transport (MOLIT) – Korea in particular. The implemented VKC project will contribute to accelerating the implementation of Project 950 through the development of the Guidelines on smart cities in Vietnam and activities to strengthen training capacity and technology exchange about smart cities.

Specifically, the technical assistance project “Establishment of a cooperation center” is divided into 4 components with the following contents:

Component 1: Developing a Guide on Smart Cities in Vietnam

Component 2: Piloting to make a smart city master planning

Component 3: Establishment of VKC Center

Component 4: Strengthening training capacity, technology exchange and cooperation in technology training on smart cities

Main results of the Project:

- Guidelines on Smart Cities in Vietnam.

- Smart city master planning pilot product and 3D model data of the pilot area.

- Set up and operate VKC Center.

- Training programs and materials, pilot training courses, conferences/workshops, communication activities on smart city development carried out in both Korea and Vietnam.

- Technology exchanges and exhibitions on smart cities.

It can be said that the Project "Establishment of a Vietnam-Korea cooperation center on smart cities and construction technology" will make an important contribution to supporting the perfecting of institutions and laws on smart city development. At the same time, this also enhances the capacity of policy-making agencies and management units of all levels in the localities.

 

Tạp chí xây dựng và đô thị
Lượt xem: 1242  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...