Ngày đăng 04/12/2023 | 03:20 PM

Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre

Lượt xem: 73  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị bền vững tại Bến Tre

ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TẠI BẾN TRE

 

Trước những thách thức và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, thực tiễn đặt ra nhiệm vụ cấp bách làm thế nào để phát triển bao trùm, bền vững đi đôi với đẩy mạnh vai trò của khu vực đô thị. Do vậy việc tăng cường thể chế và nâng cao năng lực phát triển đô thị tại Việt Nam là rất cần thiết. TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

 

Toàn cảnh khóa bồi dưỡng tại TP Bến Tre

Ngày 4/12/2023, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng phối hợp cùng Chương trình định cư con người Liên Hợp quốc (UN-Habitat), UBND Thành phố Bến Tre tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng thí điểm về phát triển đô thị bền vững trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam (gọi tắt là ISCB)” do Cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ tại thành phố Bến Tre. Tham dự khóa đào tạo có các Chuyên gia của UN-Habitat, giảng viên Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, đại diện lãnh đạo, chuyên viên của thành phố, các đơn vị trực thuộc Thành phố Bến Tre. 

Ông Huỳnh Vĩnh Khánh – Chủ tịch UBND TP Bến Tre khẳng định: khóa đào tạo về phát triển đô thị bền vững rất quan trọng

Phát biểu khai giảng khóa đào tạo, ông Huỳnh Vĩnh Khánh – Chủ tịch UBND TP Bến Tre khẳng định: khóa đào tạo về phát triển đô thị bền vững hôm nay rất quan trọng giúp cho cán bộ, công chức thành phố am hiểu kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ góp phần quản lý đô thị tại Bến Tre phát triển ngày một khang trang, hiện đại và bền vững.

Chương trình gồm các nội dung chính như sau:

- Tổng quan Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), chương trình nghị sự đô thị mới (NUA) hướng tới phát triển đô thị bền vững

- Các thông điệp chính về các module

- Quy hoạch tích hợp trong phát triển đô thị Bền vững

- Quy trình quy hoạch tích hợp có sự tham gia

- Phát triển kinh tế địa phương gắn với định hướng phát triển đô thị bền vững;

- Phát triển nhà ở phù hợp với khả năng chi trả

- Kiến tạo không gian đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc;

- Đồng thuận giữa các bên liên quan trong phát triển đô thị bền vững

- Trao đổi thảo luận tổng hợp các nội dung trên

Dự án được triển khai trong giai đoạn 5 năm từ 2020-2025. UN-Habitat là đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và điều phối tổng thể việc triển khai dự án. Bộ Xây dựng (BXD) đóng vai trò cơ quan chủ quản dự án, Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị (trực thuộc BXD) đóng vai trò chủ dự án, Cục Phát triển Đô thị (trực thuộc BXD), Vụ Quản lý quy hoạch (trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư) là các đơn vị đồng triển khai dự án.

TS Phạm Thái Sơn - Giám đốc dự án ISCB của Un-Habitat Việt nam trực tiếp giảng dạy tại Khóa đào tạo bồi dưỡng thí điểm về phát triển đô thị bền vững tại TP Bến Tre

Dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam” nhằm mục tiêu nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật của chính quyền cấp quốc gia và cấp địa phương để thúc đẩy phát triển đô thị bền vững. Theo đó, cung cấp các chương trình nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp, thiết thực cho các thành phố; hỗ trợ thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo và cán bộ triển khai về việc lập kế hoạch đầu tư chiến lược và ra quyết định. Dự án còn góp phần tăng cường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho quy hoạch và quản lý đô thị tích hợp với sự tham gia của người dân. Đồng thời, thí điểm các dự án có hướng tiếp cận sáng tạo, thúc đẩy quy hoạch chiến lược liên ngành...

Sau thời gian triển khai dự án, kết quả kỳ vọng sẽ cải thiện năng lực của lãnh đạo Nhà nước và địa phương trong quy hoạch và quản lý đô thị; khuôn khổ pháp lý quốc gia có tính nhất quán được thành lập và củng cố cho việc quy hoạch và quản lý đô thị, cho phép thực hiện phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân. Cùng đó, các biện pháp can thiệp sáng tạo áp dụng khuôn khổ pháp lý quốc gia, nêu bật được lợi ích của các phương pháp tiếp cận phát triển đô thị tích hợp và có sự tham gia của người dân được thực hiện thành công.

 

Tạp chí xây dựng và đô thị
Lượt xem: 73  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...