Ngày đăng 09/03/2021 | 03:28 PM

Đề xuất mô hình quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu

Lượt xem: 388  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Đề xuất mô hình quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên ứng phó với biến đổi khí hậu

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ  NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP CHO 

CÁC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN 

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 

                                                                                                                                                                   Ths. Vũ Bình Sơn  

 

Tóm tắt: Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đang gây ra nhiều mối đe dọa đến nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp của tỉnh. Thực trạng công tác quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị (ĐT) và khu công nghiệp (KCN) còn nhiều hạn chế và bất cập. Chính vì vậy, việc đưa ra các đề xuất mô hình quản lý nguồn nước (QLNN) cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.

Từ khóa: Quản lý, nguồn nước, đô thị, khu công nghiệp, biến đổi khí hậu.

Abstract: Phu Yen, a coastal province in the South Central Coast, is one of the provinces heavily affected by climate change that has been causing many threats to the water resource supply for urban and industrial zones of the province. The current situation of the water resource management for urban and industrial zones has many limitations and shortcomings. Therefore, it is quite necessary and highly practical to propose a model for water supply management for urban areas and industrial zones in Phu Yen.

Key words: management, water resource, urban, industrial zone, climate change.

Nhận ngày 15/12/2020, chỉnh sửa ngày 04/01/2021, chấp nhận đăng ngày 15/01/2021.                                                                            

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP CHO CÁC ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH

1.    Cơ cu t chc quản lý nguồng nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên

    

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý

       2. Chức năng nhiệm vụ trong quản lý nguồn nước của tỉnh Phú Yên

Ban chỉ đạo Cấp nước an toàn

Ban Chỉ đạo được UNND tỉnh thành lập trên cơ sở quyết định của Chính phủ, có chức năng giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, giải pháp nhằm bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Sở Xây dựng: Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp về quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức công bố công khai Quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp, nhân dân, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố căn cứ theo quy hoạch được duyệt, theo thứ tự ưu tiên và khả năng nguồn vốn, hàng năm tiến hành rà soát, lập kế hoạch đầu tư các công trình cấp nước trình cơ quan chức năng để tổ chức thực hiện theo quy định. Tham mưu đề xuất cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn để thực hiện quy hoạch.

S Nông nghip và Phát trin nông thôn: Trong khai thác các ngun nước, phi ưu tiên ngun nước thô phc v cho nhà máy sn xut nước phc v nhu cu ăn ung, sinh hoạt của nhân dân. Theo dõi và thông báo cho đơn vị cấp nước biết về tình hình sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh về chủng loại thuốc, lượng dùng, để theo dõi lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các nguồn nước và có biện pháp xử lý, nhằm đảm bảo cấp nước an toàn.

 

Sử dụng tài nguyên nước và đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước là việc làm cần thiết

Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý tài nguyên nước bao gồm chất lượng, trữ lượng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất để phục vụ các mục đích khác nhau. Tổ chức quan trắc môi trường nước tại các điểm quan trắc theo quy hoạch đã được phê duyệt. Điều tra và quản lý chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước, nhất là khu vực thượng nguồn các con sông, suối. Tham mưu UBND tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước; điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn nước (nước mặt, nước dưới đất, nước ngầm mạch nông) và phân vùng khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước. Tham mưu trong việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước và đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước. Phối hợp các tổ chức có liên quan, tăng cường tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường.

Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh: Phối hợp với đơn vị cấp nước, định kỳ kiểm tra chất lượng nước sạch tại các nhà máy sản xuất nước, trên mạng đường ống cấp nước. Trường hợp xảy ra hiện tượng bất thường hoặc nước không đảm bảo chất lượng phải thông báo kịp thời, yêu cầu đơn vị cấp nước đình chỉ việc cấp nước và tìm biện pháp giải quyết. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh có liên quan đến nguồn nước cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; thông báo kịp thời cho đơn vị cấp nước biết để phối hợp và có biện pháp xử lý nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng. Huy động chuyên môn, kỹ thuật của ngành y tế, phối hợp nguồn lực của các ban, ngành liên quan để khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, dự án trong kế hoạch cấp nước an toàn và chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch. Phối hợp tham mưu bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Sở Tài chính: Thẩm định dự toán và tham mưu bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Đơn vị cấp nước để điều tra làm rõ các nguồn ô nhiễm chính khu vực thượng nguồn các con sông, khu vực khai thác nước của các nhà máy nước. Phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những âm mưu, hành vi có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, các hành vi cố ý gây ô nhiễm nguồn nước cấp phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của nhân dân. Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nhằm kiểm soát sự tuân thủ pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân. Thông báo kịp thời với Đơn vị cấp nước những trường hợp phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm để có biện pháp xử lý phù hợp.       

Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố

UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch theo nhiệm vụ do UBND tỉnh giao và tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn quản lý. Tham gia tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và nguồn nước.

 Xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ khiến mật độ dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng nước lớn

3. Một số tồn tại, hạn chế

Đối với nhiệm vụ quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp

Thực tế Sở Xây dựng có 03/33 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý hạ tầng kiến trúc, bao gồm hoạt động cấp nước cho 10 ĐT trong tỉnh (trong đó gồm 01 chuyên viên, 02 lãnh đạo). Thực tế chỉ có 01/3 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về QLNN cung cấp cho các ĐT và KCN trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, do không được đào tạo đúng chuyên ngành phù hợp về cấp thoát nước nên năng lực quản lý nguồn nước còn hạn chế.

Đối với nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước

Căn cứ quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, hiện đơn vị thực hiện 25 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm các lĩnh vực về: Đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu,… Riêng về lĩnh vực quản lý tài nguyên nước (TNN) (mặt, nước dưới đất) với các nhiệm vụ chủ yếu: Lập và thực hiện quy hoạch TNN; Khoanh định vùng bảo vệ hành lang khai thác nước mặt, nước ngầm; xây dựng, quản lý, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng TNN; tổ chức quản lý, kiểm soát và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép khai thác TNN,… Tuy nhiên, hiện chỉ có 04 cán bộ (02 chuyên viên, 02 lãnh đạo) làm công tác quản lý các hoạt động liên quan đến TNN, đồng thời kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ về quản lý tổng hợp biển và hải đảo, BĐKH, khí tượng và thuỷ văn nên khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ với chất lượng cao. 

Phân công, phân cấp quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Sở Xây dựng là cơ quan QLNN (lấy từ nguồn thuỷ lợi sử dụng đa mục tiêu như sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ du lịch…), trong khi việc quản lý tài nguyên nước do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện. Công tác phối hợp quản lý giữa các Sở, ngành và địa phương chưa được chú trọng, quan tâm. Việc thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Phú Yên còn một số nội dung quan trọng nhưng chưa được thể hiện như nội dung về: Khoanh vùng bảo vệ nguồn nước, chưa lấy ý kiến rộng rãi của các sở, ngành, đơn vị cấp nước và cộng đồng dân cư.

Sự chồng chéo trong tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ và thiếu phối hợp giữa các đơn vị trong QLNN đối với hoạt động cấp nước đô thị (CNĐT) trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang gây ra nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong điều kiện tác động của BĐKH ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm năng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường quản lý hoạt động cấp nước cho các ĐT trong thời gian tới. 

Quản lý khai thác vận hành của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên

Việc thực hiện cổ phần hoá từ DNNN giúp đơn vị tháo gỡ được một số hạn chế, yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thúc đẩy lượng sản xuất phát triển. Theo đánh giá của lãnh đạo và cán bộ quản lý của đơn vị, bộ máy của Công ty hiện nay hoạt động khá linh hoạt và hiệu quả so với mô hình DNNN trước kia.

Tuy vậy, công ty còn chưa thành lập bộ phận chuyên trách để quản lý nguồn nước, phân công nhiệm vụ QLNN chưa được rõ ràng cụ thể cho các phòng ban trong đơn vị; Thực hiện công tác CNAT còn hình thức, chưa thực sự chú trọng công tác này. Công tác cấp nước an toàn (CNAT) hiện tại đang là phòng kỹ thuật kiêm nghiệm chưa có bộ phận chuyên trách về công việc này. Công tác giám sát, bảo vệ nguồn nước thô còn gặp nhiều khó khăn do diện tích kiểm soát rộng nhưng nhân lực còn hạn chế; chưa có sự phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong việc bảo vệ nguồn nước. Trình độ chuyên môn, năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đơn vị chưa quan tâm đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo chiến lược phát triển bền vững của đơn vị.

         ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC CUNG CẤP CHO CÁC ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH

       Mô hình QLNN cung cấp cho các ĐT và KCN của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại được những kết quả đáng kể, đáp ứng được bước đầu nhu cầu dùng nước. Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao và đã có nhiều vấn đề thiếu sót. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất mô hình QLNN toàn diện, linh hoạt hơn và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Yên trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và tình hình BĐKH có xu hướng ngày càng phức tạp.

       Mô hình đề xuất quản lý có sự liên kết giữa các cấp, các sở ban ngành trong tỉnh. Tăng cường bổ sung vai trò của Ban chỉ đạo cấp CNAT. Trong mô hình đề xuất, Nhà nước giữ vai chủ đạo trong việc hỗ trợ về mặt thể chế, ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển; phân công, phân cấp cho các Bộ, ngành và địa phương (ở phạm vi quốc gia), các sở, ngành và chính quyền đô thị (quy mô vùng tỉnh) trong thực hiện nhiệm vụ QLNN theo hướng thống nhất về quan điểm, mục tiêu, hiệu lực, hiệu quả.

Mô hình đề xuất quản lý nguồn nước tỉnh Phú Yên cần được xác định rõ vai trò của từng chủ thể và các bên liên quan theo sự phân công thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao và khắc phục được các yếu điểm, thiếu sót của mô hình quản lý nguồn nước hiện tại.

         1. Ban chỉ đạo cấp nước an toàn Quốc gia

Theo Điều 1 của Quyết định số 408/QĐ-TTg, ngày 3/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn (CNAT) và chống thất thoát, thất thu nước sạch (giai đoạn 2016 – 2025) có cơ cấu tổ chức như sau:

            

Hình 3. Đề xuất mô hình QLNN về ngun nước cung cấp cho các ĐT và KCN tỉnh Phú Yên      

 

Hình 4. Đề xuất mô hình công ty cổ phần câp thoát nước Phú yên quản lý nguồn nước cung cấp cho các ĐT và KCN tỉnh Phú Yên

2.   Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên

UBND tỉnh có trách nhiệm quản lý chung về tài chính và kỹ thuật; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp cho các Sở, ngành có liên quan và địa phương thực hiện quản lý nguồn nước cấp cho các ĐT và KCN trên địa bàn tỉnh; Thành lập Ban chỉ đạo CNAT theo quy định của Chính phủ. UBND tỉnh là chủ thể đại diện Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô, khuyến khích phát triển KT-XH của ngành, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của tỉnh. Theo đó, có trách nhiệm quản lý tài chính của tỉnh với nguồn vốn cho đầu tư phát triển bao gồm: Nguồn đầu tư trong nước (ngân sách, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp nhà nước,…), nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI, ODA, nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế,…) để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở trong đó có việc đầu tư hạ tầng cấp nước cho các ĐT một cách hiệu quả, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại tạo cơ sở để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, ổn định xã hội.

3.    Các Sở ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh phân công, phân cấp cho các Sở, ngành, các đơn vị trực thuộc tương đương (sau đây gọi tắt là các đơn vị) liên quan đến nhiệm vụ qQLNN về hoạt động CNĐT trên địa bàn, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm như: Quản lý tài nguyên nước (quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước) thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên & Môi trường; Sở Xây dựng thực hiện chức năng về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình; xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách phát triển các công trình thu nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; Sở Tài chính chịu trách nhiệm về việc xác định về giá; quản lý các hồ thủy điện thuộc trách nhiệm của sở Công thương; quản lý về nguồn nước mặt từ các hồ chứa thuộc trách nhiệm của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; về việc du lịch tại các hồ thủy điện, hồ chứa nước thuộc trách nhiệm Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch; về việc điều tra việc xả thải gây ô nhiễm nguồn nước thuộc trách nhiệm của Công an môi trường.

  4. Công ty Cp cấp thoát nước Phú Yên                            

Mô hình mới của công ty CP cấp thoát nước Phú Yên bổ sung thêm 02 phòng chuyên trách về công tác CNĐT và phòng kinh doanh, nâng cao năng lực cán bộ đủ chuyên môn về công tác QLNN cung cấp cho các ĐT và KCN. Nâng cao vai trò của Ban CNAT công ty trong quá trình thực hiện. Các Xí  nghiệp trực thuộc công ty Thực hiện QLNN nước theo quy định của công ty cấp thoát nước Phú Yên dưới sự giám sát chặt chẽ từ Công ty và Ban chỉ đạo CNAT Công ty.

+ Xí nghiệp cấp nước số 3: Quản lý nguồn nước cung cấp cho các ĐT và KCN tại huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa và huyện Vân Hòa.

+ Xí nghiệp cấp nước số 2: Quản lý nguồn nước tại huyện Đồng Xuân, T.X Tuy An và T.X Sông Cầu.

+ Xí nghiệp cấp nước số 1: Quản lý nguồn nước tại T.P Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa, huyện Đông Hòa (Nam Phú Yên).

+  Xí nghiệp Tư vấn xây lắp: Thực hiện các công việc Xây dựng cơ bản, Cung cấp thiết bị,  cung cấp các dịch vụ cấp thoát nước.

KẾT LUẬN

Thực trạng công tác quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên còn hạn chế, bất cập. Nguồn nước đa chức năng và do đa ngành quản lý. Phân công, phân cấp còn chồng chéo. Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý nguồn nước giữa các bộ, ngành và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý nguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên còn nhiều bất cập, hạn chế và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vì vậy việc đưa ra đề xuất mô hình tổ chức quảnnguồn nước cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Phú Yên là một trong những nội dung cần thiết.

Tài liệu tham khảo


 [1].  Bộ Xây dựng (2012), Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khi hậu.

 [3]. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên (2017).

[4]. Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên  (2015), Báo cáo Đặc điểm khí hậu - thủy văn Phú yên.

[5]. UBND tỉnh Phú Yên  (2017), Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch Cấp nước vùng tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

[6]. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCNVN (2012), Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

[7]. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.  

 

 

 

 

Tạp chí xây dựng và đô thị
Lượt xem: 388  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...