Ngày đăng 12/05/2021 | 03:36 AM

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế và môi trường kinh doanh trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Lượt xem: 584  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế và môi trường kinh doanh trong Cách mạng công nghiệp 4.0

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ 

VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TRONG

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

 

Nguyễn Thùy Linh

 

1.  Xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho các lĩnh vực sử dụng công nghệ của CMCN 4.0

Nhiều nước đã sớm xây dựng các cơ chế quản lý thử nghiệm cho các lĩnh vực kinh doanh sử dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Điển hình như:

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho ngành công nghệ tài chính (FinTech), cho phép các công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính giới thiệu những dịch vụ, ứng dụng mới trong kinh doanh mà không yêu cầu tuân thủ các quy định pháp lý. Khi mới thành lập, các công ty khởi nghiệp FinTech sẽ được miễn trách nhiệm thực hiện các quy định liên quan trong 2 năm nếu những dịch vụ, ứng dụng của họ được Ủy ban các dịch vụ tài chính đánh giá là “sáng tạo”. Các công ty khởi nghiệp FinTech có thể xin miễn trách nhiệm thực hiện các quy định pháp lý thêm 2 năm. Trong trường hợp dịch vụ hoặc ứng dụng của một công ty FinTech vô tình ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, Ủy ban các dịch vụ tài chính thể yêu cầu công ty đó dừng cung cấp các dịch vụ tương ứng.

Singapore đã có cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho các lĩnh vực FinTech, năng lượng và y tế. Từ năm 2016, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã cho phép các bên liên quan trong lĩnh vực FinTech và các tổ chức tài chính thử nghiệm các giải pháp sáng tạo trong khung thời gian nhất định, đồng thời Chính phủ Singapore có thể đánh giá xây dựng các quy định phù hợp với lĩnh vực này. Trong lĩnh vực năng lượng, quan điều tiết thị trường năng lượng (EMA) của Singapore đã công bố chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát vào tháng 10/2017, cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực khí đốt và điện tiến hành thử nghiệm các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Trong lĩnh vực y tế, Telemedicine (y học từ xa) là dịch vụ đầu tiên được thí điểm theo cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát và hiện đang được Bộ Y tế quản lý.

2.  Cải cách khung khổ pháp luật về sở hữu trí tuệ

Trong thời đại CMCN 4.0, các giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần được thực hiện sớm hơn, bảo đảm thích ứng với tốc độ phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy nghiên cứu & phát triển các công nghệ của CMCN 4.0, chuyển giao kĩ năng chuyên môn cũng như thúc đẩy đầu tư tương lai. Do đó, hoàn thiện hệ thống các quy định về sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những nhà phát triển công nghệ. Cụ thể là:

Hàn Quốc sửa đổi Nghị định hướng dẫn thực hiện Đạo luật bảo hộ thiết kế Hàn Quốc để mở rộng các đối tượng được rút ngắn thời gian thẩm định, qua đó nhà sáng chế có thể đề nghị thẩm định nhanh với các hồ sơ đăng ký thiết kế liên quan trực tiếp đến CMCN 4.0 như công nghệ AI hoặc Robot. Với các hồ sơ đề nghị thẩm định nhanh, thời gian thẩm định có thể giảm từ trên 5 tháng xuống 2 tháng. Ngoài ra, quy trình thẩm định nhanh cũng áp dụng với những hồ đăng sáng chế liên quan đến 7 công nghệ 4.0. Các hồ đề nghị thẩm định nhanh sẽ được xem xét trong thời gian ngắn hơn, bảo đảm thời gian cấp bằng sáng chế trung bình là 5,7 tháng so với thời gian cấp thông thường khoảng 16,4 tháng.

3. Tăng cường khung pháp lý để bảo vệ người dùng và xã hội

Tại Nhật Bản, để bảo đảm cân bằng giữa bảo vệ và sử dụng thông tin cá nhân cũng như tính hài hòa chung, “Đạo luật sửa đổi về bảo vệ thông tin cá nhân” được ban hành năm 2015, có hiệu lực từ tháng 5/2017. Đạo luật áp dụng với tất cả các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhỏ vừa (DNNVV). Dựa trên luật này, Ủy ban về bảo vệ thông tin nhân đã được thành lập như một quan độc lập vai trò quản lý, giám sát quy trình bảo vệ thông tin cá nhân tại Nhật Bản. Các quy định cụ thể về chuyển dữ liệu nhân xuyên biên giới cũng đã được xây dựng trong bối cảnh luồng dữ liệu xuyên biên giới ngày càng lớn. Với mục đích đó, Ủy ban về bảo vệ thông tin cá nhân đã được giao nhiệm vụ tăng cường phối hợp với các quan thực thi pháp luật nước ngoài. Đồng thời, các mức phạt cho các hành vi cung cấp dữ liệu thông tin nhân trái phép cũng đã được quy định cụ thể.

Tại Hàn Quốc, “Đạo luật về thúc đẩy sử dụng mạng thông tin - truyền thông và bảo vệ thông tin” (gọi tắt là Đạo luật mạng) và “Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân” (PIPA) đã được điều chỉnh. Cả 2 đạo luật nhiều nội dung điều chỉnh lớn theo hướng tăng yêu cầu pháp với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin - truyền thông (ICSP) các công ty xử số liệu. Theo đó, ICSP các công ty xử số liệu phải tuân thủ các nguyên tắc xử dữ liệu nghiêm ngặt hơn sẽ sẽ bị xử phạt nặng hơn trong trường hợp vi phạm. Những điều chỉnh này nhằm tăng cường bảo mật thông tin cá nhân tốt hơn và xây dựng niềm tin trong xã hội, đặc biệt khi luồng dữ liệu sử dụng và chia sẻ trong thời đại CMCN 4.0 sẽ tăng lên.

Chính phủ Singapore đã thực thi một luật mới về chia sẻ thông tin giữa các cơ quan

Tại Singapore, dữ liệu được chia sẻ giữa các đơn vị công lập nhằm tăng cường hiệu quả trong xây dựng chính sách cung cấp dịch vụ công, đồng thời thực hiện quản lý hành chính công theo hình Chính phủ hợp nhất. Chính điều đó đòi hỏi nhu cầu bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu cá nhân. Với mục đích này, trong năm 2018, Chính phủ Singapore đã thực thi một luật mới về chia sẻ thông tin giữa các quan chính phủ. Cán bộ, công chức nhà nước có thể bị phạt hành chính lên đến 5.000 đô la, phạt tù lên đến 2 năm hoặc bị áp dụng cả 2 hình thức xử phạt nếu chia sẻ dữ liệu thông tin cá nhân khi chưa được phép. Không chỉ các đơn vị quản lý số liệu, các đơn vị đề nghị cung cấp số liệu cũng phải có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cung cấp.

4. Hỗ trợ chính sách và tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Singapore thực hiện nhiều biện pháp để thể hiện quyết tâm biến quốc gia này thành điểm đến của các doanh nghiệp khởi nghiệp toàn cầu nơi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sáng tạo phát triển. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp của Chính phủ Singapore rất đa dạng, từ khuyến khích tài chính đến các gói hỗ trợ phi tài chính như phát triển hệ sinh thái trung tâm đổi mới sáng tạo, bộ công cụ kinh doanh, thu hút phát triển nhân tài, hướng dẫn xuất khẩu, hỗ trợ thâm nhập thị trường mới và phát triển kỹ năng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước được Chính phủ khuyến khích đăng ký ở trong nước thay vì ở nước ngoài thông qua các cơ chế như cải thiện hạ tầng khởi nghiệp, khuyến khích về thuế và chính sách pháp luật. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động trong nước cho doanh nghiệp khởi nghiệp, Chính phủ Singapore cũng thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài thiết lập hoạt động trên lãnh thổ nước mình.

Chính phủ Singapore tài trợ vốn trong giai đoạn doanh nghiệp mới hoạt động để khuyến khích hoạt động thương mại hoá các ý tưởng công nghệ. Trong chương trình “StartupSG Tech”, đối tượng nhận tài trợ có điều kiện phát triển nhanh các giải pháp công nghệ hình kinh doanh. 20% tiền tài trợ sẽ được giải ngân theo điều kiện ban đầu, cho phép doanh nghiệp khởi động thực hiện dự án và giảm bớt gánh nặng về dòng tiền mặt ban đầu. Sau đó, các lần giải ngân sau sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp hoàn thành các mốc của dự án.

Ngoài ra, Singapore thành lập “Quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu” để tài trợ ban đầu cho doanh nghiệp với sự tham gia của các công ty đầu tư mạo hiểm. Tổ chức nghiên cứu quốc gia của Singapore (NRF) tham gia chương trình này và tài trợ 10 triệu Đô la nếu quỹ đầu tư mạo hiểm đồng ý đầu tư. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia đầu tư quyền ưu tiên mua lại phần góp vốn của của NRF trong thời hạn 5 năm bằng cách trả cả vốn lãi của NRF. Chính phủ Singapore cũng đầu vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong chương trình “StartupSG Equity”, Chính phủ và doanh nghiệp cùng đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Mục đích của sáng kiến này là nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ sáng tạo của Singapore - những đơn vị có nhiều tiềm năng về sở hữu trí tuệ và phát triển thị trường toàn cầu.

Ở Hàn Quốc, Chính phủ đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài thiết lập mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo, Chính phủ Hàn Quốc cũng hợp tác với khu vực tư nhân để thiết lập quỹ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Chính phủ Hàn Quốc khu vực nhân sẽ đóng góp tổng cộng 1,16 nghìn tỷ Won, khoảng 1 tỷ USD, vào “Quỹ các quỹ”, trong đó Chính phủ đóng góp khoảng 580 triệu USD. Quỹ này đầu tư vào các loại quỹ khác nhau nhằm đa dạng hoá hoạt động và phân bổ tài sản vào nhiều giỏ hàng để tránh rủi ro biến động của thị trường. Trong số khoảng 580 triệu USD Chính phủ đóng góp, khoảng 70% từ Bộ Doanh nghiệp vừa nhỏ Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Ministry of Small and Medium Enterprises and Startups); 30% còn lại là do các bộ ngành khác như Bộ Y tế và Phúc lợi, Bộ Môi trường, Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch, Văn phòng Tài sản trí tuệ Hàn Quốc, Bộ Lao động Việc làm đóng góp.

 Ở Hàn Quốc, Chính phủ đầu tư tiền vào các quỹ đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Ở Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ mới thành lập được hưởng mức thuế suất 15% thay 25%. Doanh nghiệp công nghệ cao mới (High and New Technology Enterprises - HNTE) có thể được khấu trừ 150% chi phí R&D vào thu nhập chịu thuế. Hơn nữa, từ tháng 1/2017, Chính phủ Trung Quốc cho phép công ty đầu tư mạo hiểm khấu trừ 70% khoản tiền đầu tư vào thu nhập chịu thuế với điều kiện các công ty này đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong giai đoạn đầu hoạt động trong thời gian ít nhất là 2 năm. Ngoài ra, kể từ tháng 7/2017, nhà đầu tư thiên thần hoặc cá nhân đầu với các quỹ đầu mạo hiểm sẽ được hưởng ưu đãi tương tự về thuế thu nhập cá nhân (khấu trừ khoản đầu tư vào thu nhập chịu thuế). Để được hưởng các ưu đãi nói trên, yêu cầu là phải đầu tư các doanh nghiệp trong các khu thí điểm được thiết lập ở 1 trong 8 địa điểm nhà nước đã lựa chọn là Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, khu công nghiệp Châu, Thượng Hải, Hán, Quảng Đông, An Huy, Thẩm Dương Tứ Xuyên và Tây An.

  5. Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển (R&D) trong nước nhằm phát triển các công nghệ 4.0

  Trong khuôn khổ “Đạo luật cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia trong các lĩnh vực mục tiêu” (2017), Chính phủ Thái Lan đã thiết lập một quỹ trị giá 10 tỷ Bath (khoảng 286 triệu Đô la Mỹ) để đầu tư vào hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo các lĩnh vực ưu tiên.

Singapore dẫn đầu các nước về đầu công cho hoạt động R&D hướng tới hỗ trợ và chuyển đổi các kết quả nghiên cứu thành công nghệ cần thiết, thực hiện đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ trong các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ nước này đã xây dựng Kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới sáng tạo, Doanh nghiệp 2016- 2020 (RIE2020) với ngân sách 19 tỷ Đô la Singapore, tăng 18% so với mức 16,1 tỷ Đô la Singapore của kế hoạch năm 2011-2015. Kế hoạch ngân sách này duy trì tỷ lệ đầu tư R&D nhà nước ở mức 1% GDP. 4 lĩnh vực công nghệ chiến lược mà Singapore có lợi thế cạnh trạnh và/hoặc nhu cầu quan trọng sẽ được nước này ưu tiên tài trợ phát triển, đó các lĩnh vực chế tạo kỹ thuật tiên tiến, khoa học y sinh sức khoẻ, nền kinh tế dịch vụ và số hoá, và các giải pháp phát triển đô thị bền vững.

Đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ, Chính phủ Singapore tài trợ cho hoạt động R&D của họ bằng cách cấp “Phiếu chi cho năng lực đổi mới sáng tạo”, tối đa 5.000 Đô la Singapore. Các công ty thể dùng phiếu này để thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động nghiên cứu và phát triển do các đơn vị cung ứng dịch vụ cung cấp để cải thiện hoạt động của mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu Đô la Singapore hoặc tối đa 200 nhân viên được tham gia chương trình này.

Theo Chương trình Chuyển giao Công nghệ thích ứng và liền mạch (A-STEP), Nhật Bản đã đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong nghiên cứu học thuật với mục đích áp dụng kết quả nghiên cứu của các trường đại học và tổ chức nghiên cứu công lập vào thực tế. Được thành lập bởi Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, A-STEP đồng tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, bảo đảm rằng xã hội Nhật Bản có thể hưởng lợi từ các nghiên cứu này. Các lĩnh vực nghiên cứu phát triển được tài trợ theo chương trình này bao gồm lĩnh vực đáp ứng nhu cầu công nghiệp, tập trung vào chủ đề chiến lược cũng như các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác (ngoại trừ các lĩnh vực y tế và dược phẩm).

Nhật Bản đã đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong nghiên cứu học thuật

Quan hệ đối tác công - (PPP) một chế hấp dẫn khả năng giải quyết các vấn đề thị trường và phối hợp trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, cho phép tận dụng đầu tư tư nhân trong các hoạt động đổi mới sáng tạo. Ví dụ, Thái Lan đã khởi động dự án “Di chuyển Tài năng trong R&D” để khuyến khích tài năng trong khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo từ các viện nghiên cứu công các trường đại học hợp tác với khu vực tư nhân. Nhật Bản thành lập Trung tâm Sáng tạo nhằm tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp giới nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu bản nghiên cứu ứng dụng.

Tương tự, Malaysia thúc đẩy sự hợp tác giữa khu vực tư nhân, giới học thuật và các cơ quan chính phủ bằng các trung tâm tài trợ và đổi mới chuyên ngành. Đặc biệt, nước này đã đầu tư 4 triệu đô la vào Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Kỹ thuật, Khoa học Công nghệ để các doanh nghiệp, giới học thuật viện nghiên cứu nhà nước cùng hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực chế tạo tiên tiến. Kết quả của mô hình hợp tác này là 11 dự án hoàn thành với một giấy chứng nhận mã nguồn mở và một đơn xin bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Hàn Quốc, thông qua Chương trình “Nguyên tắc tham gia tình nguyện”, Chính phủ trao các khoản tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguyện vọng nâng cấp nhà máy của mình. Các doanh nghiệp vừa nhỏ được lựa chọn sẽ được tài trợ 50% nhu cầu vốn của dự án nhà máy nhỏ; doanh nghiệp vừa nhỏ danh tiếng tốt sẽ hội được tài trợ nhiều hơn. Chính phủ thường trao khoản tài trợ không hoàn lại trị giá 50 triệu won (tương đương 43.115 Đô la Mỹ) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được lựa chọn; các doanh nghiệp này sẽ đóng góp khoản vốn 50 triệu won còn lại.

Enteprise Singapore có Tài trợ giải pháp năng suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các giải pháp và thiết bị công nghệ thông tin để cải thiện quy trình kinh doanh của mình. Các giải pháp công nghệ thông tin có thể là hệ thống đặt chỗ và lên kế hoạch họp, quản lý quan hệ khách hàng, hệ thống quản lý đội xe, phân tích dữ liệu, hệ thống quản hàng tồn kho,... Khoản tài trợ nói trên hướng đến các giải pháp trong các lĩnh vực cụ thể như bán lẻ, thực phẩm, tiếp vận hậu cần, kỹ thuật chính xác, xây dựng và cảnh quan. Với việc cấp đến 70% nhu cầu vốn, chương trình tài trợ này là động lực thúc đẩy các công ty đầu tư ứng dụng công nghệ trong dài hạn.

6. Tại Việt Nam, ngành Xây dựng tăng cường hoàn thiện thể chế và hệ thống chính sách của Ngành

Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các nội dung để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và công cụ quản lý trong lĩnh vực của Ngành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc về điều kiện kinh doanh, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, điều chỉnh được các hoạt động xây dựng trong thực tiễn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Đó là nội dung tại Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đối với lĩnh vực xây dựng vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị quyết số 83/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đối với lĩnh vực xây dựng, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Nghị định 100 bãi bỏ một số điều kiện đầu tư kinh doanh

Hoàn thiện thể chế theo 7 chức năng của Bộ Xây dựng

- Quy hoạch xây dựng kiến trúc: Quản lý hồ sơ quy hoạch, Cung cấp thông tin quy hoạch áp dụng công nghệ CMCN 4.0.

- Hoạt động đầu tư xây dựng: Cải tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại trong Quản lý ,thẩm định Dự án đầu tư, Quản lý năng lực hành nghề cá nhân, tổ chức, theo dõi, đánh giá chất lượng công trình xây dựng …

- Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật: Bộ tiêu chuẩn phân loại đô thị (nghị quyết 1210); tăng trưởng xanh (thông tư 01); đô thị thích ứng BĐKH, Chương trình PTĐT, hồ sơ đề xuất KV PTĐT, dự án PTĐT… áp dụng công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0.

- Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản: Quản lý mô hình kinh doanh có sự tham gia của phần mềm quản lý bất động sản, áp dụng công nghệ tiếp cận, phân phối kho hàng dự án BĐS lớn nhất trên toàn quốc, quản lý hệ thống nhân sự với nền tảng công nghệ hiện đại. 

- Khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng: Áp dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài

- Dịch vụ công và cải cách hành chính: Áp dụng chính phủ điện tử và đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, kinh doanh.

- Doanh nghiệp, giấy phép, thanh tra, quản lý trật tự trong xây dựng vận dụng những bước tiến mới của CMCN 4.0

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh

Bộ Xây dựng tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng (ĐTXD) bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động ĐTXD. Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 25/8/2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến ĐTXD. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 6 Quyết định, 2 Chỉ thị và ban hành theo thẩm quyền 8 Thông tư.

Điển hình, Nghị định 100/2018/NĐ-CP với các quy định bãi bỏ 7 điều kiện kinh doanh; tăng thời hạn hiệu lực của chứng chỉ năng lực; Đơn giản hóa hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực; Đa dạng hóa các cách thức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng… được đánh giá có tính đột phá, giảm chi phí tiền bạc, giảm chi phí thời gian, giảm chi phí về cơ hội cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Tài liệu tham khảo:

1. Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

2. Terri Hiskey, Preparing for Manufacturing’s Future with Industry 4.0.

 

Tạp chí xây dựng và đô thị
Lượt xem: 584  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...