Ngày đăng 12/05/2021 | 03:56 AM

Chứng nhận AC 1006: 2020 - Giải pháp tối ưu cho tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay

Lượt xem: 1206  |  Chia sẻ: 0
(AMC) Chứng nhận AC 1006: 2020 - Giải pháp tối ưu cho tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trư

CHỨNG NHẬN AC 1600:2020 - GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO TÌNH TRẠNG 

SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI, HÀNG KÉM

CHẤT LƯỢNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Thanh Lam

     Trên thương trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rắc rối, nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là vấn nạn hàng giả, hàng nhái thương hiệu của mình. Bởi vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thương hiệu của các nhà sản xuất chân chính đối với khách hàng, đối tác, bên cạnh đó còn tác động xấu đến sức khỏe và tài chính của người tiêu dùng. Để ngăn chặn tình trạng này, và áp dụng phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, doanh nghiệp cần phải chủ động lên phương án thực hiện các biện pháp bảo vệ sản phẩm, thương hiệu của mình và chung tay xây dựng hàng rào chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay.

Tình hình thực tế vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường hiện nay

Trên thực tế, người tiêu dùng khó có thể phát hiện được đâu là hàng thật – hàng giả, đâu là sản phẩm tốt – hàng trôi nổi kém chất lượng. Chúng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các món hàng giá rẻ ngoài chợ cho đến các sản phẩm cao cấp trong cửa hàng, siêu thị. Những con số thống kê dưới đây cho thấy nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng không có bất kì dấu hiệu suy giảm nào.

 Trong năm Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo các đội thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường; đồng thời, phối hợp tốt với lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Theo báo cáo của Cục QLTT, tuy phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn không đủ tính răn đe, cảnh báo đến các cá nhân, tổ chức đã – đang và có ý định sản xuất hàng giả, hàng nhái.

+ Trong năm 2017 và năm 2018, lực lượng QLTT đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỷ đồng. Trong đó hàng hóa giả về chất lượng, công dụng 458 vụ vi phạm, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ; 690 vụ vi phạm tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả; 1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hàng hoá;

+ Tiếp tục năm 2019, Quản lý thị trường QLTT đã phát hiện xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng, chuyển 107 vụ cho cơ quan công an, trong đó 26 vụ việc đã khởi tố 54 vụ việc đang điều tra. Riêng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 10 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng;

+ Riêng trong quý III/2020, QLTT đã phát hiện, xử lý 63.110 vụ việc vi phạm; khởi tố 369 vụ với 454 đối tượng (tăng 25% so với cùng kỳ).

Hậu quả của vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

  Để nói đến hậu quả của vấn nạn hàng giả, hàng nhái gây ra cho chúng ta là không thể kể ra được hết tất cả. Bởi vì nó kéo dài từ hiện tại cho đến tương lai, và từ hậu quả trước mắt đến hậu quả tiềm ẩn mà chúng ta chưa nhận biết được.

- Sự tin tưởng của người tiêu dùng, các đại lý phân phối, đối tác kinh doanh đối với nhà sản xuất, bởi vì lòng tin là thứ khó có được nhưng lại dễ mất đi

- Sự đầu tư chất xám, tiền bạc vào quá trình tạo ra sản phẩm của nhà sản xuất bị mất giá trị khi cá nhân, tổ chức khác có thể đánh cắp và đạo nhái một cách dễ dàng;

- Hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp gầy dựng bấy lâu bị ảnh hưởng nghiêm trọng,…

     Những hậu quả, thiệt hại, tổn thất trên nhà sản xuất đều phải gánh chịu, nhưng đây cũng là lỗi của họ khi không hiểu rõ được tầm quan trọng của chính mình, họ cần phải làm gì đó để chứng minh được sản phẩm của mình cung cấp ra thị trường là sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng và đặc biệt là không cho phép bất kì tổ chức, cá nhân nào làm giả, nhái lại sản phẩm của mình.

    Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng sau 1-2 tháng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa . Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.

Thông tin chi tiết về chứng nhận AC 1600:2020 - biện pháp tối ưu ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng


Giới thiệu về AC 1600:202

AC 1600:2020 (Anti-Counterfeiting and Brand Protection) là chứng nhận quy trình thực hành kinh doanh sản xuất tốt cho “ Hệ thống quản lý lưu mẫu đối chứng chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu” được CACAP phát triển và ban hành từ năm 2018.

AC 1600:2020 giúp Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu dựa vào đánh giá thực tế sản phẩm. Doanh nghiệp có thể khẳng định được chất lượng sản phẩm, thương hiệu của mình thông qua 2 tiêu chí: Chứng minh nguồn gốc sản phẩm – Chất lượng và lưu mẫu đối chứng. Một khi Doanh nghiệp đáp ứng được 2 tiêu chí nêu trên, cùng với hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp trước đó, Trung tâm nghiên cứu giám sát chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (CACAP) sẽ đưa ra quyết định và cấp chứng nhận AC 1600:2020 cho doanh nghiệp

Lợi ích sâu rộng khi Doanh nghiệp đạt chứng nhận AC 1600:2020

Hiện tại đã có nhiều phương thức được đề ra và áp dụng vào thực tế để ngăn chặn hàng giả và bảo vệ thương hiệu. Trong đó, việc thực hiện chứng nhận AC 1600:2020 được đánh giá là giải pháp có phần tối ưu hơn cho doanh nghiệp trước tình trạng này.

AC 1600:2020 mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp, cụ thể:

- Nâng cao giá trị thương hiệu công ty với đối tác, đại lý và khách hàng qua việc chứng minh quy trình chủ động chống hàng giả;

- Cảnh báo mạnh mẽ đến các đơn vị đã, đang và có ý định sản xuất hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu của công ty;

- Thực hành việc liên kết các mắt xích pháp lý rời rạc trong quy trình sản xuất thành lá chắn mạnh mẽ chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu;

- Đưa hệ thống kinh doanh sản xuất vào trạng thái tập trung, luôn trong tư thế chủ động chống lại các hành vi sản xuất hàng giả, vi phạm bản quyền thương hiệu;

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý, nhân viên về quy trình chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu.

Quy trình cấp AC 1600:2020

     Quy trình cấp chứng nhận AC 1600:2020 được CACAP nghiên cứu và thực hiện từng bước một nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp sớm xây dựng được hành lang pháp lý vững chắc, bảo vệ sản phẩm, ngăn chặn hàng giả - hàng kém chất lượng

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Bước 2: Đánh giá sản xuất, lập hồ sơ lưu mẫu và đào tạo

Bước 3: Thẩm định hồ sơ:

Bước 4: Ban hành quyết định cấp chứng nhận

Bước 5: Kiểm soát – Duy trì và nâng cấp hệ thống

 

Tạp chí xây dựng và đô thị
Lượt xem: 1206  |  Chia sẻ: 0

Tin có liên quan

Loading ...